CHIA SẺ

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

CÁCH CHĂM SÓC CÂY QUÝT ĐƯỜNG

Quýt Đường được cho là loại Cây Ăn Trái dễ trồng và dễ chăm sóc. Nếu được chăm sóc tốt Cây Quýt Đường cho năng suất cao và ổn định quanh năm. Không ít bà con nhà vườn đã làm giàu thành công nhờ Cây Quýt Đường. Trong cả nước, đã có nhiều địa phương xây dựng vùng chuyên canh Cây Quýt Đường để giúp bà con nhà vườn thoát nghèo, phát triển kinh tế.


Trồng Cây Quýt Đường mang lại giá trị kinh tế

Bên cạnh việc lựa chọn Giống Quýt Đường chuẩn, kỹ thuật trồng đúng khoa học mà còn cần lưu ý cách chăm sóc Cây Quýt Đường sinh trưởng tốt và cho trái chất lượng tốt nhất. Bà con cần chú ý kỹ thuật chăm sóc cây sau trồng như sau:

Tưới nước: Đây là việc cần thiết với Cây Quýt Đường, đặc biệt vào mùa khô. Luôn cần độ ẩm đất ổn định. Bà con cần tưới nước 3 – 5 ngày một lần trong tháng đầu tiên.



Kỹ thuật chăm sóc Cây Quýt Đường

Bón phân: Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lí dinh dưỡng cho cây, tuỳ theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối. Cây Quýt Đường cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kì cây ra đọt non, ra hoa kết trái. Cần cung cấp đầy đủ phân đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng cây để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Sau khi trồng cứ 3 tháng tưới 1 lần phân urê pha nước (pha 40 gam phân trong thùng 8 lít nước) và phân chuồng hoai mục trước khi trồng 10-15 kg/hốc. Từ năm thứ 2-5 năm cần bón đủ lượng ure, lân, kali cho cây, đặc biệt từ năm thứ 5 trở đi cần chú ý bón vào các thời điểm như trước khi ra hoa, sau khi đậu quả, nuôi quả, trước khi thu hoạch, sau khi thu hoạch để giúp cây nhanh chóng phục hồi.


Phòng trừ sâu bệnh và cách bón phân cho Cây Quýt Đường

Cách bón: Đánh rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán lá (cách gốc tối thiểu 0,5m). Bón phân trong rãnh cuốc xong lấp đất lại.

Tỉa cành: Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 – 40 cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 – 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép. Quýt Đường ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới.

Phòng trừ sâu bênh: Bà con cần thường xuyên kiểm tra Vườn Quýt Đường để kịp thời phát hiện ra những loại sâu bệnh như: Sâu vè bùa, Rầy mềm, Rầy chổng cánh, bệnh loét, Bệnh vàng lá Greening…để khắc phục kịp thời tránh lây lan cho cả vườn cây.