CHIA SẺ

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Ở ĐÂU BÁN CÂY GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG

Quýt Đường một trong những loại cây thuộc họ Cam Quýt được bà con nhà vườn ưa chuộng trồng, bởi cây cho năng suất tốt hiệu quả kinh tế cao, không tốn nhiều công chăm sóc. Hơn nữa, nhu cầu của thị trường về loại trái cây giàu dinh dưỡng này vẫn còn chưa được đáp ứng đủ, vì thế Quýt Đường vẫn là loại quả được bán với giá cao và ổn định.



Quýt Đường là loại quả được bán với giá cao và ổn định

Nhưng để mua được Giống Quýt Đường “chuẩn” thì không phải là điều dễ dàng. Nhiều bà con nhà vườn thắc mắc không biết ở đâu bán Cây Giống Quýt Đường? giá của loại cây giống này như thế nào có được đảm bảo về chất lượng không.

Nên mua cây giống tại những vườn ươm tin cậy và uy tín

Bà con nhà vườn nên chọn những vườn ươm có quy mô lớn, uy tín lâu năm để được tham khảo tư vấn và lựa chọn cây giống nói chung và Cây Quýt Đường nói riêng. Đặc biệt, không nên “bạ đâu mua đấy” hoặc “ tham rẻ” mà mua cho xong, bởi tuy là loại cây dễ chăm sóc nhưng nếu không biết cách chăm sóc Cây Quýt Đường rất dễ bị sâu bệnh.



Cây Giống Quýt Đường tại vườn ươm tin cậy và uy tín

Hơn nữa, chưa kể đến những Cây Quýt Đường đã bị bệnh khi còn là cây giống. Vậy nếu mua ở những địa điểm nhỏ lẻ, thiếu uy tin hoặc những người bán rong, ai sẽ là người kiểm nghiệm chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của cây giống.

Lợi thế khi mua cây giống tại Vườn ươm Gia Nguyễn

Công ty CP Cây Xanh Gia Nguyễn từ nhiều năm nay đã được khách hàng ghi nhận là địa chỉ nổi tiếng trong việc bán các loại giống cây nói chung và Cây Ăn Trái nói riêng và được rất nhiều khách hàng trên cả nước tin tưởng và tìm mua. Những người đã từng đến vườn mới thấy các loại giống cây vô cùng đa dạng, phong phú. Chất lượng cây trồng cũng đạt yêu cầu chất lượng, giá thành hợp lý.

Lợi thế thứ hai khi mua cây giống tại Vườn ươm Gia Nguyễn đó là bà con được miễn phí tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Quýt Đường, được hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh. Bà con còn được hướng dẫn cách trồng xen canh các loại cây để giúp cho Cây Quýt Đường sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, ổn định.


Mua cây giống tại Vườn ươm Gia Nguyễn

Lợi thế thứ ba đó là bà con nhà vườn được đảm bảo về chất lượng cây giống, bà con có thể được đổi trả lại cây nếu khi nhận cây thấy không đạt yêu cầu hoặc phát hiện trên cây có sâu bệnh. Ngoài ra, tùy vào vị trí của khách hàng, Công ty Gia Nguyễn có hỗ trợ phương tiện cũng như phí vận chuyển cùng bà con.

Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, phục vụ tận tình chu đáo, đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm. Công ty Gia Nguyễn cam kết cung cấp hệ thống cây giống được đảm bảo về chất lượng, giá thành hợp lý, chính sách hỗ trợ và giá thành tốt nhất hiện nay.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY QUÝT ĐƯỜNG

Quýt Đường được cho là loại Cây Ăn Trái dễ trồng và dễ chăm sóc. Nếu được chăm sóc tốt Cây Quýt Đường cho năng suất cao và ổn định quanh năm. Không ít bà con nhà vườn đã làm giàu thành công nhờ Cây Quýt Đường. Trong cả nước, đã có nhiều địa phương xây dựng vùng chuyên canh Cây Quýt Đường để giúp bà con nhà vườn thoát nghèo, phát triển kinh tế.


Trồng Cây Quýt Đường mang lại giá trị kinh tế

Bên cạnh việc lựa chọn Giống Quýt Đường chuẩn, kỹ thuật trồng đúng khoa học mà còn cần lưu ý cách chăm sóc Cây Quýt Đường sinh trưởng tốt và cho trái chất lượng tốt nhất. Bà con cần chú ý kỹ thuật chăm sóc cây sau trồng như sau:

Tưới nước: Đây là việc cần thiết với Cây Quýt Đường, đặc biệt vào mùa khô. Luôn cần độ ẩm đất ổn định. Bà con cần tưới nước 3 – 5 ngày một lần trong tháng đầu tiên.



Kỹ thuật chăm sóc Cây Quýt Đường

Bón phân: Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lí dinh dưỡng cho cây, tuỳ theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối. Cây Quýt Đường cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kì cây ra đọt non, ra hoa kết trái. Cần cung cấp đầy đủ phân đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng cây để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Sau khi trồng cứ 3 tháng tưới 1 lần phân urê pha nước (pha 40 gam phân trong thùng 8 lít nước) và phân chuồng hoai mục trước khi trồng 10-15 kg/hốc. Từ năm thứ 2-5 năm cần bón đủ lượng ure, lân, kali cho cây, đặc biệt từ năm thứ 5 trở đi cần chú ý bón vào các thời điểm như trước khi ra hoa, sau khi đậu quả, nuôi quả, trước khi thu hoạch, sau khi thu hoạch để giúp cây nhanh chóng phục hồi.


Phòng trừ sâu bệnh và cách bón phân cho Cây Quýt Đường

Cách bón: Đánh rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán lá (cách gốc tối thiểu 0,5m). Bón phân trong rãnh cuốc xong lấp đất lại.

Tỉa cành: Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 – 40 cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 – 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép. Quýt Đường ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới.

Phòng trừ sâu bênh: Bà con cần thường xuyên kiểm tra Vườn Quýt Đường để kịp thời phát hiện ra những loại sâu bệnh như: Sâu vè bùa, Rầy mềm, Rầy chổng cánh, bệnh loét, Bệnh vàng lá Greening…để khắc phục kịp thời tránh lây lan cho cả vườn cây.

TÌM HIỂU BỆNH VÀNG LÁ GREENING TRÊN CAM QUÝT

Bà con khi trồng bất cứ một loại Cây Ăn Trái nào cũng đều rất quan tâm đến những loại sâu bệnh hại cây. Bởi khi cây bị bệnh sẽ khiến cho cây chậm phát triển, sức đề kháng yếu, dễ nhiễm những loại sâu bệnh khác và cây cho năng suất kém thậm chí là chết. Với những bà con trồng Cam, Quýt hẳn cũng đã rất quen thuộc với những loại sâu bệnh như sâu về mùa, rầy mềm, rầy chổng cánh, bệnh loét, bệnh thối gốc, chảy nhựa và đặc biệt là bệnh vàng lá Greening.



Bệnh vàng lá Greening trên Cam, Quýt

Bệnh vàng lá Greening trên Cam, Quýt là gì?

Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn gram âm sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do rầy chổng cánh truyền qua. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất lượng trái.

Triệu chứng của bệnh Greening

Triệu chứng điển hình của bệnh: Lá vàng lốm đốm (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu kẽm), vàng lá thiếu Mangan cũng dễ dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytophthora.


Triệu chứng của bệnh vàng lá Greening

Trung gian truyền bệnh:
Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là rầy chổng cánh Diaphorina citri, Kuwayama hút và truyền vi khuẩn từ cây này sang cây khác.

Phòng trị bệnh Greening

Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả cao.

Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy:
với những cây bị bệnh bà con cần loại bỏ hoặc di rời cây ra chỗ khác để theo dõi tình trạng bệnh. Tiêu diệt tận gốc rầy chổng cánh loại côn trùng trung gian lây bệnh cho cây Cam, Quýt.


Phòng trừ bệnh vàng lá Greening

Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh: việc lựa chọn giống tốt, không mắc bệnh là điều vô cùng cần thiết. Bởi loại bệnh này lây từ mắt ghép cây giống. Bà con nên trồng đúng với mật độ hoặc nên trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ trong và ngoài.

Sử dụng thuốc hóa học phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng từ đó sinh sôi nảy nở để phá hoại cây.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

VÌ SAO BÀ CON NÊN LƯU Ý BỆNH THỐI RỄ Ở CÂY QUÝT ĐƯỜNG

Trong quá trình trồng và chăm sóc Cây Quýt Đường bà con không còn quá xa lạ với bệnh vàng lá thối rễ do nấm Furarium solani gây ra cho giống cây này. Đây là một loại bệnh đặc trưng trên cây có múi nói chung và Cây Quýt Đường nói riêng, một hiện tượng bệnh lý tương đối phức tạp trên cây có múi mà bà con cần phải lưu ý.


Cây Quýt Đường

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như đất trồng qua nhiều năm không được cung cấp phân hữu cơ, dẫn đến hiện tượng đất thiếu một số nguyên tố vi lượng trầm trọng hoặc do việc canh tác, tạo vụ nghịch làm hư bộ rễ sau đó nấm bệnh tấn công vào.

Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh

Nấm Fusarium solani cần có điều kiện thích hợp để phát triển và gây hại, đất bị oi nước lâu dài thì bệnh mới phát triển mạnh. Vì khi chủng nấm Fusarium solani vào cây trong điều kiện ráo nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng nếu tạo điều kiện oi nước thì sau một tháng thì bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ.


Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng lẻ tẻ, không đáng kể. Bệnh thường phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng, tháng 11 & 12 (DL) hàng năm. Cây chết hàng loạt vào tháng 1 đến tháng 4 (DL) và có thể tiếp tục kéo dài trong mùa mưa năm sau.

Bệnh vàng lá, thối rễ thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém, bệnh phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp. Những vườn thiếu chăm sóc, nông dân sử dụng nguồn cây giống trôi nổi, trong mùa nắng cây bị thiếu nước. Ở những vùng đất có tuyến trùng thì bệnh càng trầm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ

 Bằng mắt thường quan sát trên lá cây, trái cây và rễ Cây Quýt Đường bà con dễ dàng nhận ra các biểu hiệu của bệnh như:

Trên lá, trái: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến lá trên. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Khi bệnh ở tình trạng nặng sẽ làm chết cả cây


Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ

Rễ: Bệnh này sẽ làm cho bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, các tế bào ở phần rễ non, nơi các tiến trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất, sẽ bị chết dần từng tế bào và tạo ra các mảng thối của rễ non. Nấm F.solani có sẵn ngoài đất, có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, từ đó làm cành bị chết khô.

Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

KỸ THUẬT TRỒNG QUÝT ĐƯỜNG

Quýt Đường loại Cây Ăn Trái cho năng suất cao, giá bán ổn định, dễ thích nghi và dễ trồng. Vì thế, bà con không tốn nhiều công chăm sóc, không tốn nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, để Vườn Quýt Đường sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh hạn chế được sâu bệnh thì bà con cần chú ý trồng đúng kỹ thuật và có phương pháp chăm sóc khoa học.


 Đường là loại Cây Ăn Trái dễ trồng

Chuẩn bị cây giống và điều kiện trồng

Cây giống Quýt Đường:

Cây giống bà con nên chọn mua ở những vườn ươm uy tín và tốt nhất là khi nhận cây con từ vườn ươm đem trồng nên có bầu đất. Nếu không có đất thì phải lấy bùn nhão bọc rễ. Cây giống phải đủ độ tuổi xuất vườn.

Đất trồng Quýt Đường: 

Đất trồng Quýt Đường phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp. Cây Quýt Đường không chịu được úng. Cày đất sâu 40 – 45 cm, đào hố rộng 60 – 80 cm, sâu 60 cm; phơi ải hố 20 – 25 ngày. Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng. 


Vườn ươm Cây Quýt Đường uy tín và chất lượng

 Bón phân cho cây:

Bón lót 30 – 50 kg phân chuồng hoai + 250 – 300g supe lân + 200 – 250 g kali sunfat + 1 kg vôi bột/ hố. Trộn đều phân với đất mặt để lấp hố. Dùng cuốc moi đất chính giữa hố vừa lớn hơn bầu cây con. Trồng xong tủ gốc, tưới 30 – 40 lít nước/gốc. 

Thời vụ trồng cây: 

Nên trồng vào vụ xuân: tháng 2 – 3 hoặc vụ thu: tháng 8 – 9 – 10. Khoảng cách và mật độ trồng: 6 x 5 m hoặc 5 x 4 m.

Kỹ thuật trồng Cây Quýt Đường

Khi trồng, đặt cây con vào giữa hố đã được đào sẵn, bộ rễ được rải hoàn toàn dễ chịu, đắp đất xong thì hơi nhẹ tay kéo cây con lên một chút. Trồng Quýt Đường xong phải tưới nước, cắm cành chống đổ, phủ rơm cỏ quanh gốc để giữ độ ẩm cho đất, ngắt bớt một phần lá và cành yếu để tăng tỉ lệ sống cho cây.


Kỹ thuật trồng Cây Quýt Đường

Lưu ý nên trồng cây chắn gió, che mát xung quanh vườn, chú ý hướng gió chính, có thể trồng Cây Mít, Keo Lá Rràm, Keo Lá To. Trồng cây che bóng vì Cây Quýt Đường thích hợp ánh sáng tán xạ, có thể trồng Muồng Đen, So Đũa v.v… ở giữa các hàng cây.

TRỒNG CÂY QUÝT ĐƯỜNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Bà con nhà vườn nhắc đến Cây Quýt Đường đều tấm tắc khen về giống Cây Ăn Trái này. Cây cho năng suất cao, bán được giá nên không ít bà con nhà vườn đã vươn lên làm giàu nhờ Cây Quýt Đường. Nhiều bà con đã không ngần ngại khi chặt bỏ những vườn Tiêu, Điều…năng suất kém để trồng Quýt Đường.

Trồng Quýt Đường tận dụng đất

 Quýt Đường có khả năng trồng được cả ở đất bằng và đồi núi, nhưng trồng ở đồi núi thuận lợi hơn trồng ở đất bằng. Đất đồi núi thoát nước tốt , bộ rễ của cây dễ phát triển, cây lớn khỏe, tuổi thọ dài, thoáng gió và tắm nắng tốt, quả có kiên cố, ít sâu bệnh, bảo quản được lâu.


Trồng Quýt Đường tận dụng đất

Mô hình trồng Cây Quýt Đường xen canh với Cây Xoài, Bưởi Da Sanh, Ổi…đều rất lý tưởng. Bởi Quýt Đường chịu bóng, phát triển tốt dưới tán râm của cây khác. Nhờ mô hình xen canh này, bà con nhà vườn luôn có nguồn thu nhập quanh năm nhờ những loài cây này cho trái quanh năm và tiện công chăm sóc.

Như vậy, bà con có thể tận dụng được quỹ đất hạn hẹp của mình để trồng một lúc vài loại Cây Ăn Trái mà không tốn nhiều công chăm sóc.

Trồng quýt đường phát triển kinh tế

Quýt đường là loại quả giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người sử dụng vì thế mà nhu cầu mua dùng hàng ngày, mua làm quà biếu còn rất nhiều. Hơn nữa, năng suất Quýt Đường cao nếu được chăm sóc tốt có thể cho trái quanh năm.

Với giá bán từ 22-24 nghìn đồng/kg Quýt Đường tại vườn, bà con nhà vườn rất phấn khởi và hoàn toàn yên tâm về đầu ra của loại quả này. Mô hình trồng xen canh quýt đường đang được nhân rộng ở nhiều địa phương, bên cạnh đó mô hình trồng chuyên canh Quýt Đường theo tiêu chuẩn VietGap cũng đang được áp dụng đã mở ra hướng đi mới cho Cây Quýt Đường.


Trồng Quýt Đường là phát triển kinh tế 

Nhờ sự hỗ trợ của cơ quan chức năng địa phương, người dân được hưởng những kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Quýt Đường từ những người có chuyên môn. Trái Quýt Đường ngày càng được đảm bảo dinh dưỡng, độ tươi ngon khi đưa đến tay người tiêu dùng.

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI DÂN CHỌN TRỒNG CÂY QUÝT ĐƯỜNG

Quýt Đường loại Cây Ăn Trái có vị ngọt đậm đà và giàu giá trị dinh dưỡng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để sử dụng hàng ngày, làm quà biếu cũng rất hợp lý. Nhu cầu thị trường đối với Quýt Đường còn rất cao hơn nữa giá bán ổn định. Vì vậy mà, nhiều người dân chọn trồng Cây Quýt Đường để thay thế cho những loại cây trồng khác. Mô hình trồng cây này đang được mở rộng ra nhiều nơi trong cả nước.


 Quýt Đường loại Cây Ăn Trái có vị ngọt đậm đà và giàu giá trị dinh dưỡng

Quýt Đường ít tốn công chăm sóc, ít vốn đầu tư

Quýt Đường được nhiều bà con khẳng định là loại cây dễ trồng và thích nghi với nhiều loại đất khác nhau trừ đất ngập mặn và đất trũng nước. Cây cũng không tốn nhiều vốn đầu tư, trung bình 1 ha bà con đầu tư khoảng 30-40 triệu đồng, có thể cho lãi ròng trên 1 tỷ đồng.


 Quýt Đường ít tốn công chăm sóc, ít vốn đầu tư

Quýt Đường cho năng suất cao, lợi nhuận tốt

Trồng Quýt Đường đem lại lợi nhuận cao vì thời gian thu hoạch trong vòng 8 năm mới phải cải tạo trồng lại. Sau khi trồng 2 năm cây đã cho thu hoạch, trung bình 1 ha cho thu khoảng 60-70 tấn/vụ, nếu chăm tốt có thể đạt 120 tấn/ha. Với giá bán từ 22-24 nghìn đồng/ kg tại vườn như hiện nay thì bà con nông dân thu lời cao.


Quýt Đường cho năng suất cao, lợi nhuận tốt

Hơn nữa, mô hình trồng Quýt Đường làm giàu đang được các địa phương quan tâm đầu tư về nhân lực và ngân sách. Vì vậy, bà con nông dân được các cán bộ nông nghiệp địa phương hỗ trợ về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây theo quy trình VietGap.

Với việc nhân rộng mô hình này ra nhiều nơi, hình thành các vùng chuyên canh và xen canh Cây Quýt Đường sẽ tạo ra nguồn cung cấp Quýt Đường chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ đó, nâng cao được tính cạnh tranh của Trái Quýt Đường so với những loại Cây Ăn Trái khác. Giúp bà con an tâm về hướng đi của mình.

NHỮNG LƯU Ý ĐẶC ĐIỂM CÂY QUÝT ĐƯỜNG

Cây Quýt Đường cho năng suất, thu nhập cao, thích nghi rộng, dễ chăm sóc, đầu tư thấp. Vì vậy, không ít bà con nông dân đã quyết định lựa chọn Cây Quýt Đường để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, không phải ai trồng Quýt Đường cũng “thắng vụ”, vì thế để trồng giống cây này có vụ mùa bội thu bà con nhà vườn cần lưu ý những đặc điểm sau:


Cây Quýt Đường cho năng suất và thu nhập cao

Giống Quýt đường có tốc độ sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 2 năm là cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt cây cho thu hoạch quanh năm. 

Điều kiện sinh thái

 Nhiệt độ: cũng giống như những loại cây có múi khác, Quýt Đường có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38 độ C, thích hợp nhất là 23 – 29 độ C. Nếu dưới 13 độ C cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5 độ C cây sẽ bị chết.

Ánh sáng: không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho Quýt Đường khoảng 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong mùa nắng). Vì thế, bà con nên trồng xen kẽ với những loại cây khác như Xoài, Bưởi Da Xanh để tạo bóng râm cho cây phát triển.


Đặc điểm sinh thái của Cây Quýt Đường

Nước: Quýt Đường có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong mùa khô, thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây lại cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Muốn cây đâm đọt non, ra hoa kết trái đúng thời vụ, người trồng phải dùng kỹ thuật ngưng nước.

Đất đai: Quýt Đường thích hợp với tất cả các loại đất (trừ đất phèn, đất ngập nước), đặc biệt là đất thoát nước tốt. Bà con nên dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông … để đắp mô, cây cũng thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày từ 0,5 – 1 m, đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5 – 7. 

Khâu trồng, chăm sóc quyết định chất lượng Cây Quýt Đường

Cây Quýt Đường không khó trồng, không khó chăm sóc nhưng để cây cho trái chất lượng tốt đòi hỏi bà con phải bỏ công sức để tìm hiểu và nắm được những đặc điểm sinh thái của cây. Đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên tại nơi mình trồng để rút ra cách chăm sóc Quýt Đường hiệu quả nhất.


Khâu trồng, chăm sóc quyết định chất lượng Cây Quýt Đường

Bên cạnh những yếu tố sinh thái thì bà con cũng phải chú ý đến chế độ bón phân, thời điểm bón phân, lượng phân bón, cách trồng xen canh với những giống cây khác để giúp Cây Quýt Đường cho năng suất tốt, hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng (nhất là gãy chổng cánh) và mầm bệnh.