CHIA SẺ

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

VÌ SAO BÀ CON NÊN LƯU Ý BỆNH THỐI RỄ Ở CÂY QUÝT ĐƯỜNG

Trong quá trình trồng và chăm sóc Cây Quýt Đường bà con không còn quá xa lạ với bệnh vàng lá thối rễ do nấm Furarium solani gây ra cho giống cây này. Đây là một loại bệnh đặc trưng trên cây có múi nói chung và Cây Quýt Đường nói riêng, một hiện tượng bệnh lý tương đối phức tạp trên cây có múi mà bà con cần phải lưu ý.


Cây Quýt Đường

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như đất trồng qua nhiều năm không được cung cấp phân hữu cơ, dẫn đến hiện tượng đất thiếu một số nguyên tố vi lượng trầm trọng hoặc do việc canh tác, tạo vụ nghịch làm hư bộ rễ sau đó nấm bệnh tấn công vào.

Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh

Nấm Fusarium solani cần có điều kiện thích hợp để phát triển và gây hại, đất bị oi nước lâu dài thì bệnh mới phát triển mạnh. Vì khi chủng nấm Fusarium solani vào cây trong điều kiện ráo nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng nếu tạo điều kiện oi nước thì sau một tháng thì bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ.


Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng lẻ tẻ, không đáng kể. Bệnh thường phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng, tháng 11 & 12 (DL) hàng năm. Cây chết hàng loạt vào tháng 1 đến tháng 4 (DL) và có thể tiếp tục kéo dài trong mùa mưa năm sau.

Bệnh vàng lá, thối rễ thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém, bệnh phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp. Những vườn thiếu chăm sóc, nông dân sử dụng nguồn cây giống trôi nổi, trong mùa nắng cây bị thiếu nước. Ở những vùng đất có tuyến trùng thì bệnh càng trầm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ

 Bằng mắt thường quan sát trên lá cây, trái cây và rễ Cây Quýt Đường bà con dễ dàng nhận ra các biểu hiệu của bệnh như:

Trên lá, trái: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến lá trên. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Khi bệnh ở tình trạng nặng sẽ làm chết cả cây


Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ

Rễ: Bệnh này sẽ làm cho bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, các tế bào ở phần rễ non, nơi các tiến trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất, sẽ bị chết dần từng tế bào và tạo ra các mảng thối của rễ non. Nấm F.solani có sẵn ngoài đất, có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, từ đó làm cành bị chết khô.

Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.